404 Not Found


nginx
Zinc Pyrithione bị cấm dùng trong chăm sóc tóc? - Làm đẹp an toàn

Zinc Pyrithione bị cấm dùng trong chăm sóc tóc?

Từ xưa đến nay, Zinc Pyrithione luôn được người tiêu dùng yêu thích bởi khả năng làm sạch gàu. Mang đến người dùng một mái tóc sạch khỏe. Thế nhưng, mới đây trên mạng xã hội lại nổ ra thông tin Zinc Pyrithione bị cấm không được dùng trong mỹ phẩm. Vậy thông tin này liệu có chính xác không? Và tại sao chất này lại bị cấm sử dụng? Hãy cùng lamdepantoan tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Contents

Zinc Pyrithione là gì? Có công dụng thế nào trong chăm sóc tóc?

Zinc Pyrithione (ZPT) được biết đến là một chất trị gàu phổ biến. Nó đã được sử dụng trong hơn 60 năm qua. Rất nhiều sản phẩm dầu gội đầu trị gàu nổi tiếng có chứa thành phần này. Có thể nói rằng, đây là một thành phần không thể thiếu trong các sản phẩm dầu gội. Thậm chí, nó còn được nhiều công ty quảng cáo với công dụng ưu việt.

Zinc Pyrithione giúp đánh bay gàu hiệu quả

Quả thật đúng là như vậy. Bên cạnh khả năng trị gầu, ZPT còn được tin dùng trong việc chống nấm, vi khuẩn và viêm da tiết bã. Tác dụng của nó là làm tăng mức độ tế bào của đồng. Đồng thời phá hủy các cụm protein lưu huỳnh sắt có nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chuyển hóa và phát triển của nấm da đầu.

Chất CMR là mà mọi người lại quan tâm đến vậy?

Vào tháng 12 năm 2008, Ủy ban Châu Âu đã công bố quy định (EC) số 1272/2008 về phân loại, dán nhãn và đóng gói các chất và hỗn hợp (Quy định CLP). Danh sách này được cập nhật hàng năm thông qua trang Adaptation to Technical Progress Acts (ATP).

Theo đó, tất cả các chất CMR sẽ được liệt kê đầy đủ trong phần 3 của phụ lục VI của quy định CLP. Đó là các chất gây ung thư, gây đột biến hoặc độc hại đối với sinh sản. Cũng chính vì vậy, tất cả các chất CMR có liên quan đều bị cấm sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm.

EU cấm sử dụng Zinc Pyrithione trong ngành công nghiệp mỹ phẩm

Trong năm 2021, Liên minh châu Âu (EU) đã gửi đến Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) một dự thảo mang tên “Omnibus IV”. Qua đó, nhằm sửa đổi một số phụ lục của Quy định Mỹ phẩm (Cosmetics Regulation). Đặc biệt, dự thảo này có điều chỉnh một số chất được phân loại là chất CMR. Hay còn được biết đến là các chất gây ung thư, gây đột biến gen. Hặc chất độc sau khi tái sản xuất trong Quy định 2020/1182. Dự thảo mới này sẽ sửa đổi nội dụng của phụ lục II, III và V.

Zinc Pyrithione bị liệt vào danh sách chất bị cấm

Zinc Pyrithione (ZPT) là một trong những chất được quan tâm trong dự thảo lần này. Chúng ta đều biết rằng ZPT được sử dụng như một chất chống nấm và diệt khuẩn. Bên cạnh đó nó còn hỗ trợ điều trị gàu. Mặc dù tốt là vậy, nhưng chất này vẫn bị loại bỏ khỏi phụ lục III (các chất bị hạn chế) và phụ lục V (các chất bảo quản được phép sử dụng trong mỹ phẩm). Theo quyết định mới nhất của EU, Zinc Pyrithione sẽ được đưa phụ lục II (các chất bị cấm trong mỹ phẩm). Quy định này đã được đưa vào áp dụng từ ngày 01/03/2022.

Lý do khiến Zinc Pyrithione bị cấm ở thị trường châu Âu?

Năm 2019, ngành công nghiệp mỹ phẩm đã bảo vệ thành công Zinc Pyrithione khỏi các lệnh cấm. Các công ty trong lĩnh vực này đã tuyên bố rằng ZPT an toàn. Có thể sử dụng như một chất trị gàu trong các sản phẩm dầu gội với nồng độ tối đa lên đến 1%. Ủy ban khoa học về an toàn người tiêu dùng (SCCS) cũng cho rằng ZPT an toàn. Có thể sử dụng với nồng độ lên đến 1% và 0.5% trong các sản phẩm khác.

Mặc dù vậy, tới năm 2020 theo đề xuất từ chính quyền Thụy Điển, quy chế thích ứng với tiến bộ khoa học và kỹ thuật lần thứ 15 của Quy định CLP về phân loại, dán nhãn và đóng gói hóa chất đã chính thức phân loại ZPT là chất gây ung thư thuộc nhóm 1B. Đồng thời ban hành lệnh cấm chất này trong các sản phẩm mỹ phẩm.

Gợi ý bộ gội – xả tái sinh toàn diện trứng cá tầm không sử dụng Zinc Pyrithione

Hiệu quả trị gàu của Zinc Pyrithione là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, an toàn vẫn là trên hết. Hiện tại cũng có rất nhiều chất khác đã và đang được ứng dụng trong các sản phẩm dầu gội với hiệu quả tương đương ZPT. Hãy cân nhắc độ an toàn của bộ gội – xả tái sinh toàn diện trứng cá tầm đến từ nhà Magic Skin. Bạn không chỉ có thể làm đẹp cho mái tóc mà vẫn có thể bảo vệ sức khỏe của mình một cách an toàn.

Với phương châm “mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất”, bộ gội xả nhà Magic Skin cam kết không sử dụng chất tạo bọt Sulfate, không Paraben, không Cồn khô. Và đặc biệt là không Zinc Pyrithione. Bên cạnh đó, Magic Skin còn đầu tư rất nhiều vào “siêu phẩm” này khi sử dụng những nguyên liệu tự nhiên đắt đỏ được nhập khẩu từ nước ngoài. Đơn cử là trứng cá tầm của Pháp, chiết xuất hoa hồng Bulgaria,…

Bộ gội xả nhà Magic Skin được các Hoa – Á Hậu tin dùng

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm dầu gội nhà Magic Skin, vui lòng liên hệ qua:

Hoặc nếu bạn có nhu cầu sản xuất một thương hiệu mỹ phẩm của riêng mình thì hãy liên hệ với Ruby’s World – đơn vị gia công mỹ phẩm hàng đầu Việt Nam qua:

indopop.id2UP Game - Sports Social Gaming App2UP Game - Asian Handicap Sports by SBOBET2UP INDO GAME BETTING APPS2UP adalah Agen SBOBET bersertifikat resmi & terpercaya2UP SBOBET terpercaya