R&D là gì? Tầm quan trọng của R&D đối với một doanh nghiệp

Những năm trở lại đây, ngành công nghiệp sản xuất – dịch vụ ngày càng phát triển. Kéo theo đó là sự nở rộ của ngành nghề R&D. Được biết, R&D là yếu tố quan trọng, quyết định đến khả năng chiếm lĩnh thị trường hay chính là sự thành công của một doanh nghiệp. Vậy R&D là gì? Tại sao nó lại có sức ảnh hưởng lớn tới vậy đến các doanh nghiệp? Hãy cùng lamdepantoan giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!

Contents

R&D trong một doanh nghiệp là gì?

R&D (Research & Development), được dịch nghĩa là nghiên cứu và phát triển. Đây là công đoạn vô cùng quan trọng ở các công ty và tập đoàn lớn. Với mục đích là đầu tư, tiến hành mua bán, nghiên cứu công nghệ, phát triển sản phẩm,… Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể phát triển và giữ chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

R&D trong một doanh nghiệp là gì?

Ngoài ra, quá tình này cũng sẽ tạo ra sự đổi mới trong các dịch vụ, sản phẩm, quy trình hiện có hoặc phát hiện những cải tiến mới. Từ đó, áp dụng vào để cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có. Đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho khách hàng và thị trường.

Bộ phận R&D trong một doanh nghiệp cần làm những gì?

Trong thời buổi hội nhập và phát triển chung của thế giới, bộ phận R&D vô cùng cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp. Dưới đây là chức năng và nhiệm vụ chính của bộ phận này:

Product R&D (Nghiên cứu – phát triển sản phẩm)

• Với chức năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Mục tiêu công việc của nhân sự bộ phận R&D là sáng tạo ra sản phẩm mới. Đồng thời cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có.

• Những yếu tố của sản phẩm được chú trọng nghiên cứu đổi mới: kiểu dáng, chất liệu, màu sắc, đặc tính, hương vị, công thức, thành phần, công dụng…

• Với các đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ tập trung vào việc cho ra đời những dịch vụ mới. Mang đến nhiều trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng.

Packaging R&D (Nghiên cứu – phát triển bao bì)

• Đổi mới chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, cách thức trang trí, in ấn bao bì,… Đáp ứng được thị hiếu của nhóm khách hàng mục tiêu. Đồng thời cũng phù hợp với đặc tính sản phẩm. Nhưng cũng không được gây độc hại mà phải đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

• Chức năng R&D này đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng tiêu dùng nhanh như: nước giải khát, sữa, bánh kẹo, mì gói,…

Technology R&D (Nghiên cứu – phát triển công nghệ)

• Thực hiện việc nghiên cứu – cải tiến công nghệ sản xuất – chế biến cũ hoặc cho ra đời công nghệ mới để tạo ra sản phẩm chất lượng với giá thành tối ưu.

• Bao gồm cả hoạt động “tình báo công nghệ”. Nghĩa là nghiên cứu công nghệ của đối thủ nhằm học hỏi theo. Hoặc phát triển công nghệ mới cho mình.

Process R&D (Nghiên cứu – phát triển quy trình)

• Nghiên cứu – tìm kiếm áp dụng quy trình tối ưu vào hoạt động sản xuất – chế biến, lắp ráp, vận hành; đảm bảo mang tính ứng dụng cao – đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp.

• Đối với sản phẩm – nghiên cứu, phát triển quy trình sản xuất/ quy trình vận hành máy móc; đối với doanh nghiệp dịch vụ – cải tiến quy trình phục vụ,…

• Đây được xem là hoạt động nghiên cứu – phát triển “phần mềm” của sản phẩm.

Process R&D (Nghiên cứu – phát triển quy trình)

Những ngành hàng cần đến sự bộ phận R&D

Đa số các công ty lớn nhỏ đều đã và đang đầu tư mạnh vào bộ phận R&D, đặc biệt là:

 – Ngành sản xuất hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, điện máy, điện tử, nội thất…

 – Ngành sản xuất hàng hóa công nghiệp (máy móc, dây chuyền, vật tư, linh phụ kiện…)

 – Ngành sản xuất – chế biến thực phẩm, nông sản (hoa quả sấy, nước ép hoa quả, đồ uống, thực phẩm đông lạnh…)

 – Ngành sản xuất sản phẩm ngành dược, trang thiết bị y tế

 – Doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật (thiết kế, tư vấn kỹ thuật, in 3D…)

 – Doanh nghiệp công nghệ cao (phần mềm, App game, vật liệu mới…)

 – Doanh nghiệp dịch vụ – thương mại (khách sạn, nhà hàng, quán cafe, siêu thị, rạp chiếu phim…)

 – Doanh nghiệp xây dựng…

Yêu cầu đối với nhân viên làm trong bộ phận R&D

Qua những phân tích ở phía trên, chúng ta có thể thấy rằng để làm trong bộ phân R&D của một doanh nghiệp không phải đơn giản. Nhân viên cần đáp ứng được những yêu cầu khắt khe sau:

Khả năng ngôn ngữ

Đây là một trong những lợi thế của nhân viên R&D. Họ phải thường xuyên tiếp xúc với các tài liệu tiếng Anh với nội dung thông tin đa dạng. Hiểu được tài liệu là một bước quan trọng để tiến hành tổng hợp và phân tích khoa học.

Hiểu biết về các nghành nghề

Nhân viên R&D là người trực tiếp nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm, dịch vụ cho công ty. Do đó, bạn chắc chắn phải am hiểu về các ngành nghề. Và đặc biệt là sản phẩm mà mình đảm nhận để có được hiệu quả công việc tốt nhất.

Năng động sáng tạo

Người làm trong bộ phận R&D phải thường xuyên làm việc nhóm với đồng nghiệp để cùng nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Cũng như kết hợp với những bộ phận khác trong quá trình thử nghiệm và sản xuất. Ngoài ra, công việc này đòi hỏi nhân viên phải nhanh nhẹn. Tự chủ trong nhiều tình huống, không ngừng đổi mới sáng tạo. Vì vậy, năng động sáng tạo rất cần thiết với nhân viên R&D. Để giúp quá trình làm việc diễn ra thuận lợi hơn.

Năng động sáng tạo

Khả năng chịu áp lực

Môi trường làm việc của bộ phận R&D rất năng động và chuyên nghiệp. Nhưng cũng phải chịu không ít áp lực và căng thẳng. Do đó, ngoài vốn kiến thức, kỹ năng giao tiếp thì khả năng chịu áp lực tốt cũng là một trong những ưu điểm để trở thành một nhân viên R&D giỏi.

Những ưu – nhược điểm của bộ phận R&D

Nghiên cứu và phát triển là một quy trình rất khó quản lý. Vì đặc điểm của nghiên cứu là các nhà nghiên cứu không biết trước chính xác làm thế nào để đạt được kết quả mong muốn. Do đó, kéo theo những ưu nhược điểm khác nhau:

Ưu điểm của hoạt động R&D

  • Việc triển khai có hiệu quả hoạt động R&D mang lại nhiều lợi thế to lớn cho doanh nghiệp.
  • Thông qua hoạt động R&D, doanh nghiệp được sở hữu bằng sáng chế cho các sản phẩm mới – từ đó có được lợi thế cạnh tranh bền vững.
  • Cung cấp quy trình ít tốn kém chi phí sản xuất. Giúp điều chỉnh mức giá cạnh tranh hơn. Hoặc tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Nếu muốn thu hút đầu tư, hoạt động R&D sẽ chứng minh năng lực cũng như tầm nhìn của doanh nghiệp.
  • Những doanh nghiệp tổ chức bộ phận R&D với chế độ đãi ngộ xứng đáng thường thu hút đội ngũ nhân tài vào làm việc và cống hiến.

Hạn chế của hoạt động R&D

  • Cần đầu tư nguồn kinh phí lớn để xây dựng và vận hành bộ phận R&D. Từ đội ngũ nhân sự cho đến máy móc, trang thiết bị,…
  • Không phải nghiên cứu nào được đưa vào ứng dụng cũng mang lại kết quả tốt vì còn phụ thuộc vào điều kiện thị trường.
  • Với những sản phẩm tốn nhiều thời gian nghiên cứu, khi đưa ra thị trường tiêu thụ lại bị lỗi thời nên doanh nghiệp rơi vào thế bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh.

Tầm ảnh hưởng của R&D tại Việt Nam

Nếu trước đây các hoạt động nghiên cứu và phát triển vẫn còn rất xa lạ với các doanh nghiệp thì hiện nay đã khác. Cùng với việc hội nhập các tổ chức kinh tế, sự cạnh tranh ở thị trường trong nước ngày càng gắt gao hơn. Vì vậy, trong một vài năm trở lại đây, các công ty trong nước đã bắt nhịp theo xu hướng phát triển của thế giới. Các doanh nghiệp đã dần chú trọng đến hoạt động nghiên cứu và phát triển. Để tạo ra sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo nhất. Hầu hết các doanh nghiệp và tập đoàn lớn đều có một bộ phận chuyên môn R&D.

Thế nhưng hiện nay nhiệm vụ của phòng R&D trong các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá đơn giản và nhẹ nhàng. Bởi vậy không phát huy được hết những khả năng vốn có của một doanh nghiệp. Bị bó hẹp trong những khuôn khổ thuần túy, cứng nhắc. Khiến lãng phí tài nguyên và nguồn lực. Trong khi đó, ở một công ty nước ngoài, bộ phận R&D sẽ làm tổng hợp nhiệm vụ phát triển sản phẩm, phát triển bao bì, phát triển công nghệ, phát triển quá trình.

Giới thiệu thương hiệu mỹ phẩm được sản xuất tại nhà máy gia công có đội ngũ R&D riêng

Magic Skin là thương hiệu mỹ phẩm cao cấp tới từ Việt Nam. Hiện tại đang có vị trí cao trên thị trường nhờ dòng sản phẩm chăm sóc cơ thể chất lượng tốt, mẫu mã đẹp mà giá thành hợp lý và phù hợp với cơ địa của người Việt. Với nguyên tắc lựa chọn tỉ mỉ, chắt lọc tinh túy, Magic Skin hồi sinh nguồn năng lượng đỉnh cao trong từng loại nguyên liệu. Hình thành các sản phẩm cao cấp được ví như phép màu cho làn da.

Magic Skin là thương hiệu mỹ phẩm cao cấp tới từ Việt Nam

Một đơn vị gia công mỹ phẩm không có phòng R&D hay phòng thí nghiệm riêng sẽ khó đảm bảo mang đến sản phẩm tốt nhất cho thương hiệu của bạn. Có thể nói rằng, R&D là điều bắt buộc. Yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâu dài của các thương hiệu mỹ phẩm. Chính vì vậy, Magic Skin đã có những tiêu chuẩn khắt khe ngay khi lựa chọn nhà máy gia công. Để giữ được chỗ đứng vững chắc sau hơn 7 năm hoạt động, Magic Skin vô cùng tự hào khi nói rằng Tập đoàn Ruby’s World là đơn vị gia công mỹ phẩm từ A – Z cho công ty.

Để nhanh chóng sở hữu các sản phẩm nhà Magic Skin, bạn vui lòng liên hệ qua:

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu sản xuất một dòng sản phẩm mới mang thương hiệu của riêng bạn thì hãy liên hệ ngay với Ruby’s World qua:

indopop.id2UP Game - Sports Social Gaming App2UP Game - Asian Handicap Sports by SBOBET2UP INDO GAME BETTING APPS2UP adalah Agen SBOBET bersertifikat resmi & terpercaya2UP SBOBET terpercaya